Tư vấn về điều hòa
Cách đây chỉ hơn chục năm, điều hòa không khí vẫn còn được coi là xa xỉ thì nay nó đã trở thành thông dụng, đặc biệt đối với người dân ở các thành thị. Mức sống ngày càng tăng lên thì các yêu cầu về tiện nghi điều hòa không khí cũng không ngừng tăng lên và vì đó nhu cầu người dân về thông tin giá cả cũng như tính năng nổi trội của các dòng điều hòa tăng cao.
Điện Lạnh Hà Nội xin giới thiệu với bạn đọc một vài thông tin dự đoán về các tính năng mới của điều hòa 2013
1. Nhiệt độ phù hợp hơn:
Máy điều hòa không khí còn được gọi là máy điều hòa nhiệt độ vì chức năng quan trọng nhất của nó là điều chỉnh nhiệt độ trong không gian điều hòa phù hợp với con người sống và làm việc trong đó cảm thấy thoải mái nhất. Thế hệ máy cũ nhiệt độ trong phòng có thể dao động vài ba độ nhưng ngày nay hầu hết các máy thế hệ mới cho phép duy trì nhiệt độ trong phòng chỉ trong vòng 10C.
2. Phân phối gió hợp lý hơn:
Các máy cũ thường phân phối gió không đều trong phòng. Có vị trí quá lạnh nhưng lại có vị trí quá nóng, có vị trí tốc độ gió mạnh, có vị trí gió quá yếu. Ngày nay, với cơ cấu vẫy gió cũng như các chế độ tự động cài đặt sẵn, nhiệt độ trong phòng đồng đều hơn, gió lạnh đến các ngóc ngách của phòng. Ở chế độ làm lạnh, dù bạn có quên để luồng gió lạnh thổi thẳng vào người thì chậm nhất sau 30 phút cánh gió sẽ hất lên tự động tránh làm bạn bị cảm lạnh. Và ở chế độ sưởi, nếu có quên để ở chế độ thổi ngang (không hiệu quả) thì máy cũng tự động đưa gió nóng xuống dưới.
3. Phin lọc bụi:
Các máy điều hòa không khí cũ chỉ có phin lọc thô sơ bằng lưới nilông và chỉ có tác dụng lọc các bụi dạng thô. Tùy theo môi trường lắp máy mà sau 100 – 300 giờ hoạt động người sử dụng lại phải tháo ra để vệ sinh làm sạch. Có thể làm sạch phin lọc bụi bằng máy hút bụi hoặc bằng cách giặt trong nước. Các máy thế hệ mới sử dụng lưới lọc hoặc màng lọc hiệu quả hơn, có nhiều máy trang bị các phin lọc tĩnh điện, có khả năng lọc sạch các bụi mịn như khói thuốc.
4. Khử mùi:
Trong phòng ngủ thường phát ra rất nhiều từ khó chịu như đồ gỗ, đồ da, thuốc lá, thức ăn…Khi chạy máy điều hòa, các mùi này bị dàn lạnh hấp thụ, sau đó lại tỏa ra vào các thời điểm khác gây phản cảm. Màng khử mùi thường được chế tạo từ than hoạt tính. Ngày nay hầu như tất cả các loại máy điều hòa đều được trang bị các phin khử mùi bằng các màng than hoạt tính. Thường các phin này phải thay thế định kỳ sau khi hết tác dụng (khoảng 6 tháng). Hãng Samsung quảng cáo bộ lọc catechin chiết suất từ trà xanh có khả năng khử mùi đồng thời diệt khuẩn.
5. Diệt khuẩn:
Nhiều máy điều hòa không khí quảng cáo có khả năng diệt khuẩn trong không khí (air cleaner). Hãng LG Hàn Quốc còn quảng cáo diệt được các vi rut cúm gà H5N1…nhưng chưa có kiểm nghiệm của cơ quan chức năng nên chưa thể khẳng định được là quảng cáo đó có đúng sự thực hay không, đúng đến đâu. Nếu diệt được thì hiệu quả ra sao, thời gian cần thiết để làm sach 1m3 không khí là bao nhiêu lâu. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh mới thử nghiệm 1 máy làm sạch không khí (air cleaner) của hãng Daikin và cho biết hiệu quả diệt khuẩn là 78%. Tuy nhiên đây không phải là máy điều hòa không khí. Có 2 phương pháp diệt khuẩn trong không khí là dùng đèn cực tím và dùng hóa chất. Nếu dùng hóa chất thì cũng phải thay định kỳ khi hóa chất hết tác dụng (thường sau 2.000 – 3.000 giờ vận hành). Riêng hãng Samsung quảng cáo diệt khuẩn bằng công nghệ Silver Nano hiệu quả cao với các ion bạc cực nhỏ phủ trên bề mặt dàn lạnh có tác dụng diệt khuẩn đến 99,9%.
6. Tạo ion âm:
Người ta nhận thấy ion âm trong không khí có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, làm sảng khoái tinh thần. Không khí ở gần biển, thác nước…có rất nhiều ion âm, gấp hàng trăm lần ở thành phố. Người ta bố trí trong máy thiết bị tạo trường tĩnh điện đạt được sự ion hóa không khí tạo ion thừa trong không khí trong phòng làm cho con người dễ chịu hơn, chống được mệt mỏi, tăng đề kháng cho cơ thể; chống lại các bệnh truyền nhiễm…
7. Chế độ đọ vận hành siêu êm:
Máy điều hòa không khí luôn luôn gây ra tiếng ồn ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy giảm tiếng ồn cả trong nhà và ngoài nhà là mục tiêu phấn đấu của các nhà chế tạo.
- Nhiều máy điều hòa không khí đã được trang bị chế độ vận hành siêu êm.
- Chỉ cần ấn nút này trên bộ điều khiển, ta hầu như không cảm nhận được tiếng ồn của máy. Tuy nhiên khi chạy chế độ này hiệu suất máy giảm đi chút ít.
8. Chế độ cung cấp oxy:
Năm 2005 hãng Panasonic của Nhật đưa ra quảng cáo máy điều hòa không khí có khả năng cung cấp oxy. Chúng ta đều biết khi điều hòa không khí, phòng điều hòa phải kín mới mát. Thế nhưng chúng ta cần oxy để thở. Không khí khi hít vào có 21% oxy, khi thở ra thì còn 16% ôxy. Để đảm bảo sức khỏe theo tiêu chuẩn mỗi người mỗi giờ cần được cung cấp 25m3 không khí tươi. Ở gia đình thường gió tươi được cung cấp qua việc đóng mở cửa hoặc các khe hở tự nhiên. Thế nhưng ban đêm khi không mở cửa ta sẽ thiếu ôxy.
Máy điều hòa của Panasonic được trang bị một bơm khí tươi đặt ở dàn nóng ngoài nhà. Khi được bơm theo một đường ống nhỏ đường kính 30 – 40 mm vào dàn lạnh trong nhà. Điều đặc biệt là khí tươi được bơm qua 1 màng lọc. Khi đi qua mạng lọc này nồng độ ôxy tăng từ 21% lên hơn 30%. Khi được cấp vào phòng nó đảm bảo cho nồng độ ôxy trong phòng duy trì ở nồng độ 21% hoặc hơn. Như vậy khi dùng máy điều hòa không khí này, người ta có thể tiết kiệm năng lượng do không phải chạy quạt thông gió hoặc phải mở hé cửa để lấy gió tươi.
9. Con mắt thông minh:
Ở một số máy điều hòa không khí Daikin có một số thiết bị gắn trên dàn lạnh gọi là con mắt thông minh. Con mắt thông minh có nhiệm vụ “quan sát” các dịch chuyển trong phòng. Nếu phòng vắng người, hoặc người nằm ngủ (không có chuyển động) lập tức con mắt thông minh ra lệnh cho máy chạy về chế độ canh chừng (nếu chạy lạnh thì nhiệt độ phòng tăng dần thêm 20C và nếu đang chạy sưởi thì giảm đi 40C) để tiết kiêm điện năng.
10. Chế độ ngủ:
Nhiều máy hiện đại có nút chế độ ngủ. Trước khi đi ngủ, bấm nút này, nhiệt độ trong phòng sẽ tăng thêm 20C ở chế độ chạy lạnh và giảm dần xuống 40C ở chế độ sưởi giống như có con mắt thông minh. Tuy nhiên ở đây phải có tác động bấm nút.
11. Chế độ hẹn giờ đa chức năng:
Nhờ các chế độ này ta có thể hẹn giờ mở máy rồi tắt máy hoặc hẹn giờ tắt rồi lại mở máy lại. Nhiều máy có cả hẹn giờ ngủ, hẹn giờ từng ngày và hẹn giờ đóng ngắt máy cho cả tuần với cả các chế độ nhiệt độ kèm theo.
12. Chức năng tự chuẩn đoán bệnh:
Nhiều máy điều hoà không khí được trang bị chức năng tự chuẩn đoán bệnh trên điều khiển từ xa. Khi máy trục trặc, không hoạt động được, ta chỉ cần bấm nút tự chuẩn đoán bệnh. Mã lỗi hiện lên và ta có thể biết ngay bệnh của máy như mất ga, hỏng van tiết lưu, dàn nóng bị bó, dàn lạnh bị nghẹt, đầu cảm rơle nhiệt độ bị rò…và người thợ chỉ cần sửa chữa đúng vị trí.
13. Máy điều hòa biến tần:
Như ta đã biết, khi trời nóng cần năng suất lạnh của máy lớn, nhưng khi trời mát thì chỉ cần 1 năng suất lạnh nhỏ. Máy điều hòa không khí ở Việt Nam hiện nay phần lớn là loại cố định do đó khi nóng nhiều thì máy chạy liên tục còn khi nóng ít máy chạy một lúc lại nghỉ sau đó lại chạy rồi lại nghỉ. Chính lúc chạy lúc nghỉ đó mà rất tốn điện tiêu thụ.
Trong những năm vừa qua, người ta đã đưa một công nghệ mới, là công nghệ biến tần với động cơ một chiều và van tiết lưu điện tử vào điều hòa không khí đa dụng. Với công nghệ này người ta có thể điều chỉnh được năng suất lạnh gần như vô cấp, hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi thời tiết ngoài trời và nhu cầu duy trì các điều kiện vi khí hậu trong nhà. Với công nghệ này người ta có thể tiết kiệm được điện năng tiêu thụ đến 50% (theo Daikin tới 56%).
Chúng ta đều biết tiền lắp ráp điều hòa không khí đã cao nhưng tiền điện để nuôi nó phải gấp hàng chục, hàng trăm lần suốt tuổi thọ của máy nên khả năng tiết kọêm điện đó thật là hấp dẫn. Chính vì lẽ đó mà giá của nó cũng thường cao hơn các loại máy thông thường khoảng 15 – 25% tùy loại. Ví dụ giá máy điều hòa không khí Daikin 12.000 BTU/h không biến tần là 485USD, còn có biến tần là 580USD 1 bộ. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà nó mang lại không hề nhỏ.
Hiện nay mới cho khoảng 3% máy điều hòa không khí biến tần xuất hiện trên thị trường Việt Nam, còn ở Nhật thì ngược lại máy biến tần chiếm đến 97%.
PGS.TS. Nguyễn Đức Lợi – Đại học Bách khoa Hà Nội